Friday 29 October 2010

Các loại chấn thương trong tập luyện và cách xử lý

Dù có những thời gian chuẩn bị chu đáo (thường gọi là làm nóng người), thì cũng không tránh khỏi những sự cố xảy ra trong các vận động TDTT.

Các rủi ro đó càng tăng gấp bội nếu có yếu tố căng thẳng thần kinh, chẳng hạn thi đấu (càng quan trọng, càng căng thẳng), hội thi, biểu diễn,… . Do Aikido không có thi đấu, sự rủi ro thấp hơn nhiều, nhưng cũng không thể không tiên liệu các sự cố, để mọi người được an tâm (nhất là các phụ huynh).

Có những tai nạn nhẹ liên quan đến hoạt động các cơ quan, những xáo trộn nội tạng như lạc đường huyết, mất nước .v.v.

Và những tai nạn quan trọng do từ bên ngoài: môi trường chung quanh hay đối thủ: va chạm, quật té, v.v.. chúng có thể gây hậu quả nghiêm trọng.

Chỉ cần một số kiến thức sơ đẳng cũng có thể thực hiện việc phòng ngừa, hoặc những chăm sóc ban đầu rất kiến hiệu đối với các loại tai nạn này.

Những môn thể thao có đối kháng có thể gây ra hai loại chấn thương: macro và micro. Các chấn thương vĩ mô (macro) là do bị té ngã, bị va chạm, bị trúng đòn… với các hậu quả là gãy xương, trặc, lệch khớp, tụ máu, giãn cơ .v.v.. những vụ chấn thương vi mô hiểm độc hơn, phát xuất từ những động tác được lập lại nhiều lần, liên hệ đến các gân, dây chằng, quan tiết, dĩa đệm. Tất cả (vi và vĩ chấn thương) đều đưa đến một hậu quả: làm gia tốc tiến trình thấp khớp.

I. CÁC TAI NẠN NƠI CƠ BẮP

1.Giãn cơ:
Các sợi cơ bị kéo giãn quá mức cho phép. Đau điếng, nhưng không bị máu bầm, không làm ngưng cử động.
Trị liệu: Thoạt tiên chườm nước đá. Sau đó, thoa nhẹ pommade thích hợp. Sử dụng hơi nóng, gạc, dấm, nước, hồng ngoại

2.Căng cơ:
Một vài sợi cơ bị đứt. Đau nhiều và phải ngưng hoạt động. Vết máu bầm sau một thời gian
Trị liệu: Chườm đá trong vòng hai ngày. Không xoa bóp; nghỉ ngơi. Sau 15 ngày , có thể xoa bóp cộng với tái tập luyện

3.Rách cơ:
Số sợi cơ bị đứt nhiều hơn. Máu bầm xuất hiện nhanh hơn. Đau cũng nhiều hơn, có thể gây ngất xỉu. Hoạt động chức năng của cơ bị tê liệt hoàn toàn.
Trị liệu: Chườm đá, tránh xoa bóp. Cần có y sĩ vì nếu việc rách cơ không được chăm sóc thích hợp, sẽ có khả năng canxi hóa u máu. Sau khi tái luyện 8 tới 10 tuần tiếp theo tai nạn, có thể trở lại luyện tập một cách tiệm tiến.

4.Đứt cơ hoàn toàn:
Cơ bị đứt hoàn toàn hay bị tách ra khỏi xương, một lỗ trũng xuất hiện do cơ rút lại. Mất khả năng hoàn toàn. Nạn nhân không thể sử dụng chi bị tổn thương.
Trị liệu: Hoàn toàn bất động, cần phải phẫu thuật để may lại cơ hoặc gắn lại nó vào xương.

Qui luật tổng quát : tái luyện chi.

***Các vết thương:
Da thịt bị cắt, nặng nhẹ tùy khi.
-->Lời khuyên: lau sạch vết thương bằng chất sát trùng và bao che bảo vệ. Nếu trầm trọng cần đến y sĩ hoặc bệnh viện.

II. CÁC CHẤN ĐỘNG

Chúng gây ra nhiều hậu quả khác nhau

1.Máu bầm:
Thường gọi là vết bầm hay cục máu bầm, do máu thoát ra tụ dưới da. Không sưng, từ màu đỏ chuyển sang xanh và cuối cùng là màu vàng. Vết bầm biến mất sau 2 hoặc 3 tuần lễ.
Trị liệu: chườm đồ mát. Sau một thời gian, xoa bóp với pomade có chất arnica.

2.Sưng tụ máu:
Máu tập trung tại một điểm, một cục u xuất hiện tiếp đó (đứt mạch máu).
Trị liệu: chườm đá, dùng tay ấn vào cục u để làm tan việc xuất huyết và chận dòng chảy, trong vài trường hợp quan trọng, phải cần đến phẩu thuật để rút máu (châm chích).

3.Xây xát:
Sau khi bị va chạm, không thấy có vết thương. Thế nhưng, hãy coi chừng! Sự va đập có thể đã gây đứt đoạn những tĩnh mạch, hay động mạch,v.v… Cũng có thể cơ bị rách. Phải lưu ý với những tai nạn kiểu này.
Trị liệu: Không xoa bóp, không chườm nóng vì sẽ khiến gây giãn nở mạch máu và làm tăng xuất huyết.

4.Chấn động ở vùng bụng:
Bề ngoài có vẻ không gây hậu quả trầm trọng, các chấn thương có thể dẫn tới viêm niêm mạc bụng, hoặc xuất huyết nội.
Triệu chứng: mặt tái mét, xuất hạn, nôn mữa, buồn nôn, sốt nhẹ, khoang bụng cứng và đau.
Trị liệu: đưa ngay bệnh nhân đến y sĩ hoặc bệnh viện

III. CÁC VẤN ĐỀ VỀ XƯƠNG VÀ KHỚP ( Bóng rổ thường bị nhất )

1.Trặc khớp:
Do một động tác không ăn khớp, xương ra khỏi ổ khớp, nhưng rồi trở lại đúng vị trí. Sự việc gây ra chấn thương dây chằng. Theo tầm quan trọng của chấn thương, ta có thể xếp thành 3 nhóm:
a. Trặc cấp một: Các dây chằng bị kéo dài.
-->Trị liệu: Chườm nước đá, rồi thoa bóp với pomade. Nghĩ ngơi. Có thể luyện tập TDTT sau 8 đến 10 ngày.

b. Trặc cấp hai: Dây chằng bị đứt một phần. Chỗ bị chấn thương sưng lên. Đau nhiều và hoạt động chức năng bị ngưng.
-->Trị liệu: Chườm nước đá, đưa nạn nhân đi khám. Các phương thuật như xoa bóp, thuốc chống viêm, tập vật lý trị liệu, điều trị để có thể áp dụng cho loại trặc này.

c. Trặc cấp ba: Loại trầm trọng hơn cả. Các dây chằng bị đứt hẳn hay tách khỏi đầu xương. Đau nhiều. Cử động bị tê liệt.
-->Trị liệu: Bất động hóa và đưa nạn nhân đến một trung tâm y khoa khám. Có thể phải cần đến phẫu thuật.

***Nên tránh:
Trường hợp trặc ở cổ chân, không nên cho bệnh nhân “đi lại xem có đau không”. Dù mức độ trầm trọng như thế nào thì điều này cũng làm nạn nhân đau.

2.Rã khớp
Đầu xương bung ra khỏi ổ khớp gây giãn hoặc rách các dây chằng và chấn thương cho khoang khớp.
Triệu chứng: Đau nhiều, sưng vù tại chỗ, bầm tím, mất toàn bộ vận động chức năng.
Sơ cứu: Chườm nước đá hay “gạc” ướp lạnh. Băng nhẹ để hỗ trợ khớp. Đưa nạn nhân đến bệnh viện.

***Nên tránh
Cố gắng nắn lại khớp.

3.Viêm màng xương
Màn xương bị viêm do
-Bị dập liên tục
-Cố gắng quá mức
Thường xảy ra ở mặt trước xương chày, gây đau khủng khiếp.

Săn sóc: Chườm nước đá, nghỉ ngơi, thuốc kháng viêm.

4.Viêm Gân:
Cụm từ này bao gồm nhiều loại chấn thương khác nhau:
-Viêm tổn gân bao dịch (synovie).
-Viêm gân - màn xương nghĩa là viêm vùng gân – màn xương dính vào nhau.
-Và viêm gân, nhằm vào phần thân của gân.
Lý do:
-Thiếu khởi động.
-Các loại công phu đặc dị.
-Trang thiết bị không thích hợp.
-Sân tập không đủ mềm, co giãn.
-Dị biến về hình dạng.
-Dinh dưỡng không phù hợp, thiếu các chất cần thiết như nước, muối, đường...

***Ghi chú:

1. Thực phẩm quá nhiều đạm thực vật có thể gây ra viêm gan, nhất là vào giai đoạn tập luyện cố gắng nhiều trên các khớp.
2.Các cuộc nghiên cứu nghiêm túc chứng minh có một tương quan giữa các bệnh sâu răng và các vụ viêm gan kinh niên (nên lưu tâm đến các răng sâu!).

Điều trị: Nghĩ ngơi từ 10 đến 15 ngày, có khi lâu hơn. Tìm cho ra nguyên do (dụng cụ, động tác…) và điều chỉnh. Khi cơn đau xuất hiện, chườm nước đá ngay và sau đó 2, 3 ngày, xoa bóp với pomade. Nếu cảm giác đau kéo dài, đưa đến bác sĩ khám bệnh.
Phương thức trị liệu có thể bao gồm thuốc chông viêm, xoa bóp, mesotherapie (chích vào vùng bệnh), châm cứu, sóng siêu âm, chích vào gân (infiltration). Chỉ có bác sĩ điều trị mới có tư cách quyết định về phương thức điều trị.

5.Thương tổn xương
Một vụ chấn động có thể gây gãy xương. Các chăm sóc y học là bắt buộc. Nhưng phải coi chừng các chấn thương tiềm ẩn.
* Gãy xương hông có thể dẫn đến pneumothorax.
* Gãy xương sọ có thể gây chấn thương não.
* Gãy xương chày – mác: động mạch có khả năng bị đứt.
* Gãy xương đùi: gây mất nhiều máu.
Các vụ gãy xương hông, các đòn tấn công khốc liệt vào vùng bụng có thể gây vỡ lá lách hay gan, kéo theo những nguy cơ xuất huyết nội. Trường hợp này, các triệu chứng như trên đã nói.

***Xương bị dập:
Thường liên quan tới xương chày, xương mác, xương bàn chân.

Nguyên do: những vi chấn liên tiếp hoặc các động tác liên tục, tình trạng bải hoải cơ thể, giảm hoặc mất can-xi. Loại thương tổn này thường khó nhận ra qua X quang. Phải nhớ đến xạ hình xương (scintigraphie osseuse): người ta chích vào tĩnh mạch một chất phóng xạ cho phép nhận ra chỗ xương bị dập.

(Trích tạp chí "Ceiture Noire" - Jack Savol Delli )
-----------------------Ngọc Lực-------------------------



No comments:

Post a Comment